6 dấu hiệu “CẢNH BÁO” nâng ngực hỏng

ỏng Phẫu thuật nâng ngực là cuộc đại phẫu của đời người, với quá trình dài kể từ khâu tư vấn – lên bàn phẫu thuật – chăm sóc hậu phẫu và phục hồi. Và khả năng nâng ngực bị hỏng, lệch là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều quan trọng là chị em cần nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường, thông báo cho bác sĩ để được giải đáp và nếu cần, sẽ được xử lý kịp thời. Trong bài viết hôm nay, bác sĩ sẽ chỉ ra 6 dấu hiệu của một ca nâng ngực hỏng.

NGỰC THẾ NÀO ĐƯỢC COI LÀ HỎNG?

Ai nâng ngực cũng mong ca phẫu thuật của mình diễn ra thuận lợi nhất, suôn sẻ nhất có thể. Nhưng như bác sĩ đã nói, nâng ngực là cả một quá trình và những sai sót có thể phát sinh ở bất kì khâu nào trong quá trình đó. Có thể là lỗi ở khâu phẫu thuật nếu vô tình chọn phải bác sĩ thiếu uy tín; hoặc nếu chọn đúng bác sĩ “mát tay” nhưng bản thân lại lơ là trong thời gian hậu phẫu thì cũng để lại những ảnh hưởng xấu tới kết quả sau cùng.

6 DẤU HIỆU “CẢNH BÁO” NÂNG NGỰC HỎNG

Phẫu thuật nâng ngực được coi là thất bại hay ngực hỏng là khi các chị em buộc phải trải qua thêm 1 hoặc thậm chí một vài cuộc phẫu thuật nữa để chỉnh sửa lại những sai sót từ lần mổ đầu. Và những dấu hiệu cho thấy sự “bất ổn” đó là:

Dấu hiệu 1: Nhiễm trùng, tụ dịch

Hiện tượng người mệt mỏi, đau tức kéo dài, đôi khi là sốt cao kèm theo chảy mủ, tấy đỏ, sưng phù… quanh mũi khâu là những triệu chứng điển hình của việc nhiễm trùng, ứ đọng dịch. Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm thường do không đảm bảo được vô trùng, vô khuẩn trước và trong quá trình phẫu thuật hoặc do chăm sóc sai cách làm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết mổ.

Khi gặp hiện tượng này, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị sớm. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, chống viêm và chị em cần tuân thủ tuyệt đối về thời gian và liều lượng của thuốc, để loại bỏ hoàn toàn các ổ viêm, hạn chế tối đa khả năng nhiễm trùng lan rộng, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Dấu hiệu 2: Thông khe ngực hoặc không có khe

Thông khe ngực là khi khoảng cách giữa hai bầu ngực quá gần nhau, dồn lại ở chính giữa.

Có 2 nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng  này.

– Một là do khi phẫu thuật bác sĩ đặt túi ngực quá sâu hoặc sử dụng túi có kích thước quá lớn so với khoang ngực.

– Và hai là trong thời gian hậu phẫu, chị em mặc áo định hình quá chật, ép bầu ngực quá mức. Mà thời gian này túi ngực vẫn chưa ổn định và dễ bị trượt khỏi vị trí ban đầu, làm mất khe ngực.

Ngược lại với đó là hiện tượng không có khe ngực do hai bầu ngực cách nhau quá xa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng tương tự như thông khe ngực. Đó có thể là lỗi từ phía bác sĩ khi tạo khoang không đúng vị trí; chọn túi ngực quá nhỏ so với khoang ngực khách hàng. Hoặc cũng có thể đến từ việc mặc áo định hình quá lỏng của chị em khiến túi ngực “chạy” sang 2 bên, làm mất luôn khe ngực.

Cả hai hiện tượng nâng ngực hỏng này đều  có thể dễ dàng nhận biết khoảng 2 tuần sau phẫu thuật.

Nếu hiện tượng không có khe do hai bầu ngực xa nhau có thể được cải thiện bằng việc điều chỉnh lại cách mặc áo định hình thì thông khe ngực sẽ khó khăn hơn. Trường hợp này chỉ có tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa là cách hiệu quả nhất. Cụ thể, bác sĩ sẽ bóc tách mở rộng khoang chứa túi độn sang hai bên và khâu đóng phần bên trong. Nếu không còn chỗ nới rộng, bác sĩ và khách hàng có thể xem xét dùng túi có kích thước nhỏ hơn.

Dấu hiệu 3: Hai bầu ngực bị lệch – Dấu hiệu dễ nhận biết nâng ngực hỏng

Hai bên ngực có kích thước khác nhau, không đều, lệch vị trí là dấu hiệu thứ 3 cho thấy ca nâng ngực không thành công. Và nguyên do của hiện tượng này là khi bác sĩ có tay nghề kém, đo đạc không tỉ mỉ dẫn đến việc chọn sai kích thước túi độn cho từng bên ngực. Còn nếu hai bầu ngực đều nhưng một bên hoặc cả hai bên bị lệch vị trí thì khả năng cao là do chị em chưa tuân thủ đúng những lời dặn của bác sĩ ở giai đoạn chăm sóc hậu phẫu. Ví dụ như nằm nghiêng trước thời kỳ ổn định hoặc hoạt động mạnh chẳng hạn,… cũng dễ khiến ngực mất cân đối.

Nếu chỉ lệch ở mức độ nhẹ và trong khoảng 2 tuần đầu sau phẫu thuật thì chị em hoàn toàn có thể điều chỉnh lại các hoạt động hàng ngày, sao cho đúng với lời dặn của bác sĩ như làm việc nhẹ nhàng kết hợp ngủ nằm ngửa và mặc áo định hình 24/7,… tình trạng sẽ dần được cải thiện. Nhưng những trường hợp lệch nặng hoặc lệch do chọn sai kích thước túi ngực thì chị em buộc phải đến thăm khám để bác sĩ tư vấn điều chỉnh lại vị trí, kích thước và hình dáng túi.

Dấu hiệu 4: Ngực cảm giác cứng, đau / Co thắt bao xơ

Trên thực tế, lớp bao xơ xung quanh túi độn có tác dụng giữ túi không bị trượt khỏi vị trí đặt. Tuy nhiên, trường hợp bao xơ trở nên quá dày, co lại, siết chặt lấy túi độn sẽ dễ gây đau và làm vòng 1 biến dạng.

Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng bao xơ co thắt thường là cảm giác cứng bất thường, căng tức, đau đớn kéo dài ở một bên hoặc toàn bộ vùng ngực; trong nhiều trường hợp khách hàng da mỏng và đặt túi trên cơ, thậm chí còn xuất hiện tình trạng bầu ngực gồ ghề, mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến co thắt bao xơ như túi độn không đảm bảo vô trùng khi đưa vào cơ thể, nhiễm trùng sau mổ, tụ dịch, tụ máu, rò rỉ hoặc rách túi độn, mô cấy không tương thích với cơ thể,…

Tùy vào mức độ co thắt bao sơ và tình trạng túi độn mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Đó có thể là massage giảm đau với những trường hợp nhẹ hoặc phẫu thuật thay/loại bỏ túi độn,… nếu co thắt ở mức độ nặng.

Dấu hiệu 5: Rách/Rò rỉ túi ngực – Dấu hiệu nâng ngực hỏng cho thấy cần phải thay túi

Với dòng túi ngực cũ với chất liệu nước biển thì rất dễ phát hiện khi bị rò rỉ bởi bầu ngực sẽ xẹp xuống ngay. Nhưng với các túi độn bằng chất gel đặc thế hệ mới thì hiện tượng này rất khó phát hiện, bởi chất liệu không tràn ra khỏi bao sơ và ra đến khoang ngực. Các chị em chỉ vô tình phát hiện khi đi chụp cộng hưởng từ MRI.

Tai nạn gây va đập mạnh vào vùng ngực, vô tình đâm thủng túi khi thực hiện thủ thuật sinh thiết và tuổi thọ của túi là những nguyên chính làm vỡ túi độn.

Cách khắc phục tốt nhất cho tình trạng này là phẫu thuật loại bỏ túi đã vỡ; nếu là dòng túi cũ với chất gel lỏng thì cần tiến hành thêm công đoạn hút hết phần gel silicone bị tràn ra, làm sạch toàn bộ khoang ngực trước khi đặt túi mới để tránh nhiễm trùng và bội nhiễm.

Dấu hiệu 6: Lộ túi ngực

Túi độn khi bị lộ sẽ để lại nếp lằn dễ nhận thấy trên da ngực, khiến bầu ngực mấp mô, thiếu tự nhiên. Nguyên nhân chính của dấu hiệu này là do đặt túi kích thước quá to hoặc kỹ thuật của bác sĩ chưa chuẩn xác nên đặt túi độn cao hơn hay thấp hơn mô tuyến vú, làm viền túi quá gần da gây lộ túi.

Ngoài ra, quá trình lão hóa cũng làm da chúng ta mỏng đi, cơ ngực yếu hơn, không đủ sức nâng đỡ túi độn kích thước quá lớn làm hiện tượng lộ túi càng rõ rệt. Khi phẫu thuật chỉnh sửa, bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí để mô tuyến vú có thể bao phủ toàn bộ túi, hoặc thay túi độn mới phù hợp với khoang ngực hơn.

Nâng ngực ở đâu tốt, không lo bị hỏng?

Tại Thẩm Mỹ Tuấn Anh, phẫu thuật nâng mũi, cụ thể là nâng mũi cấu trúc/bán cấu trúc là một trong những phương pháp được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn.

Lý do khiến chị em đặt niềm tin quý giá vào chúng tôi được đúc kết trong 6 tiêu chi sau:

  • Được trực tiếp thực hiện bởi bác sĩ Tuấn Anh – người có 13 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ.  Kết hợp cùng ekip lành nghề và tận tâm.
  • Khách hàng nhận được sự tư vấn chân thành, chuẩn xác từ bác sĩ và đội ngũ tư vấn viên được đào tạo bài bản.
  • Khách hàng được chăm sóc tận tình, chu đáo.
  • Thẩm Mỹ Tuấn Anh nhận về vô vàn feedback tích cực cùng hình ảnh được khách hàng chia sẻ, thể hiện niềm vui khi diện mạo thay đổi theo đúng mong ước.
  • Giúp các chị em có trải nghiệm thẩm mỹ thoải mái nhất, an toàn nhất. Tạo dựng niềm tin nơi khách hàng cả trước, trong và sau phãu thuật.
  • Tối ưu hóa sẹo mổ, giấu sẹo hết mức có thể.

Các tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đang hỏi về dịch vụ